Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra biến chứng nguy hiểm như mất kiểm soát tiểu tiện, cản trở di chuyển, teo cơ hoặc thậm chí là liệt hoàn toàn thực sự khiến nhiều người ám ảnh. Do đó, cần tìm hiểu ngay để phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách hoặc phòng tránh nếu bạn chưa bị mắc chứng bệnh này.
Khái niệm
Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là Herniated Disc) là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cấu tạo bình thường.
Nếu vòng sợi bị rách hoặc mất khả năng chun giãn, nhân keo có thể bị dịch chuyển về phía sau hoặc sang hai bên, gây ra bệnh.
Hình ảnh mô tả về bệnh
Phân loại bệnh
1. Liên quan đến dây chằng dọc sau
Dựa vào vị trí dây chằng dọc sau, bệnh này được chia làm 2 loại:
Nằm dưới dây chằng dọc sau: tình trạng bệnh ở mức dây chằng dọc sau còn nguyên, chưa bị rách. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì không đáng lo ngại.
- Qua dây chằng dọc sau: tình trạng bệnh đã trở nặng, thoát vị làm đứt dây chằng và từ chỗ dây chằng bị đứt sẽ chui ra ngoài và xâm nhập vào ống sống khiến người bệnh cảm thấy đau nhức cột sống một cách dữ dội. Theo đó, việc chữa trị dứt điểm sẽ càng khó khăn hơn.
2. Theo vị trí
Dựa vào vị trí gây đau, bạn cũng có thể nhận biết loại bệnh mà mình đang mắc phải. Cụ thể có 3 loại: đĩa đệm thoát vị ra trước, ra sau và thoát vị tại thân đốt sống.
Với mỗi vị trí cũng như mỗi loại bệnh, bạn cần ứng dụng phương pháp điều trị tương xứng, phù hợp.
3. Liên quan đến tủy sống và rễ thần kinh
Liên quan đến tủy sống và rễ thần kinh, bệnh được chia thành các loại sau:
Khi khối thoát vị đã lan vào khu vực tủy sống, chèn ép tủy sống: tình trạng bệnh của bạn gọi là thoát vị đĩa đệm trung tâm.
Khi khối thoát vị lan vào chèn ép rễ thần kinh: tình trạng bạn đang mắc phải gọi là thoát vị đĩa đệm bên.
Khi khối thoát vị lan vào chèn ép cả khu vực rễ thần kinh và tủy sống: tình trạng bệnh của bạn gọi là thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm.
Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên của bệnh
Ở giai đoạn này biểu hiện của bệnh sẽ là nhân nhầy bị biến dạng, bắt đầu xuất hiện một vài chỗ đứt rách nhỏ khiến người bệnh có cảm giác hơi đau ở phần thắt lưng.
Giai đoạn 2: Bệnh bắt đầu phát triển
Sau giai đoạn 1 mà bệnh không được chữa trị, nhân nhầy sẽ lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm bắt đầu phình ra. Cảm giác lúc này người bệnh phải đón nhận đó là đau thắt lưng cục bộ, lâu lâu có triệu chứng kích thích rễ thần kinh.
Giai đoạn 3: Bệnh tiến triển mạnh
Khi nhân nhầy lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, vòng sợi sẽ đứt rách hoàn toàn, tổ chức nhân nhầy cùng các tổ chức khác thuộc đĩa đệm sẽ thoát ra khỏi khoang gian đốt sống. Người bệnh lúc bấy giờ đau đớn và bị hạn chế vận động.
Giai đoạn 4: Bệnh bước vào giai đoạn nặng
Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Chiều cao khoang gian đốt sống bị giảm rõ dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống.
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Người bệnh cảm thấy đau đớn và có thể bị teo cơ và tàn phế.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh đa dạng, thể hiện qua nhiều dấu hiệu điển hình như đau tại vị trí thoát vị, bị hạn chế vận động.
Bị thoát vị đĩa đệm sẽ khiến bạn đau nhức
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có cảm giác tê bì chân tay, rối loạn cơ thắt.
Tuy nhiên, một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh là đau thần kinh tọa.
>> Click vào để biết hiều hơn hơn về triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân và cách phòng tránh
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là:
- Do tuổi tác: tuổi càng cao thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương.
- Nghề nghiệp: Các nghề lao động nặng, hay nhân viên văn phòng do vận động nhiều và ngồi sai tư thế, hay một tư thế quá lâu.
- Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn nhiều chất béo.
- Di truyền
Cách phòng tránh
- Tập thể dục: tăng cường cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ cột sống
- Duy trì tư thế tốt: tư thế tốt làm giảm áp lực lên cột sống
Đọc thêm >> Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh để ngăn ngừa căn bệnh này ngay hôm nay.
Cách chữa bệnh và cơ sở điều trị uy tín?
Cách tốt nhất để chữa bệnh thoát vị là nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách. Ngoài ra, cần nên và không ăn các thực phẩm sau:
- Nên ăn thực phẩm giàu canxi, thực phẩm nhiều omega-3, các loại rau xanh, bổ sung vitamin E, K, magie.
- Không nên ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
Sau khi nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, Lương y Nguyễn Viết Hương tại nhà thuốc Bắc Song Hương đã xây dựng một lộ trình điều trị bài bản, tổng hợp toàn bộ ưu điểm, loại bỏ nhược điểm của các phương pháp cũ.
Bạn sẽ yên tâm điều trị dứt điểm căn bệnh này khi đến với Nhà thuốc Song Hương.
Câu hỏi thường gặp
Cần đến bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời
Người bệnh khi mang thai không ảnh đến con và mẹ, nhưng sẽ khiến 9 tháng thai kỳ của người phụ nữ trở nên rất mệt mỏi và khó khăn hơn người bình thường.
- Nhân viên văn phòng nên làm gì để phòng tránh bệnh?
Nhân viên văn phòng cần ngồi đúng tư thế khi làm việc, nên hoạt động thể dục thể thao nhiều.
Tùy theo mức độ bệnh và địa chỉ chữa bệnh mà sẽ có mức chi phí khác nhau.
Để giải đáp thắc mắc về bệnh, bạn có thể xem thêm tại đây để tìm hiểu chi tiết!