Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lí gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của chúng ta. Hãy bảo vệ chính mình và tránh khỏi những phiền phức từ thoát vị đĩa đệm qua việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh.

Thoát vị đĩa đệm kèm theo những cơn đau, nhứt xương khớp kéo dài dai dẳng khiến mọi sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị gián đoạn. Về lâu dài, không chữa thoát vị đĩa đệm dứt điểm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người hoặc toàn thân, biến dạng cuộc sống, nặng hơn nữa là tử vong.

 

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến liệt nửa người (Ảnh minh họa)

Ngày nay, với sự tiến bộ từ y học và khoa học kỹ thuật, chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không còn là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phải “u sầu” vì bệnh trị hoài không khỏi. Tại sao lại như thế? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn có một liệu trình hiệu quả hơn cũng như tích lũy kiến thức với những ai đang có nguy cơ mắc bệnh để bảo vệ chính mình.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Phổ biến nhất là:

  • Do thói quen hoạt động, sinh hoạt: Học sinh, nhân viên văn phòng, người ít vận động sẽ là nhóm đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm nếu ngồi học sai tư thế; ngồi việc với máy móc, thiết bị điện tử thường xuyên trong thời gian dài; không chăm tập luyện thể dục, thể thao; ăn uống không điều độ;.v.v.

Ngồi quá lâu và thường xuyên ở một tư thế dễ khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

  • Di chấn của tai nạn khiến đĩa đệm và thoát vị.
  • Do sự lão hóa: Đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu, tuổi càng cao thì sự thẩm thấu đó càng giảm, dẫn đến bị thoái hóa và gây nên thoát vị đĩa đệm.
  • Thừa cân, béo phì: Đây cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Khi bạn ăn quá nhiều chất béo dẫn đến thừa cân, cơ thể của bạn sẽ khó khăn hơn trong vận động, di chuyển, về lâu dài dẫn tới lười đi lại, lười tập thể dục, thể thao và thoát vị đĩa đệm “ghé thăm” cũng là điều dễ hiểu.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao (Ảnh minh họa)

  • Do di truyền: Người thân bị thoát vị đĩa đệm thì khả năng bạn cũng sẽ mắc phải bệnh này là khá cao.

Nếu như trước kia, thoát vị đĩa đệm chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở đi thì giờ đây, bệnh đang ngày càng “trẻ hóa”. Sự trẻ hóa này được biểu hiện qua việc trẻ em, người ở tuổi vị thành niên, người trẻ trong độ tuổi lao động,… cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm mà nguyên nhân chính thường do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

Ngồi học sai tư thế, trẻ có thể bị thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ chọn được cho mình phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Còn với những ai không muốn gánh phải những “phiền toái” từ nó, hãy tích lũy cho mình những cách phòng tránh vô cùng đơn giản.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm, mỗi chúng ta cần:

Tập luyện thể dục thể thao để phòng tránh thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

  • Giữ tư thế cột sống đúng trong tất cả các sinh hoạt hằng ngày và khi vác vật nặng:
    • Không đứng lâu trong 1 tư thế. Hoặc nếu buộc phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân.
    • Ngồi làm việc nên gác chân cao hơn 1 chút so với hông, nên ngồi ghế xoay là tốt nhất.
    • Tránh đi giày quá cao, tốt nhất là dùng giày dép thấp được làm từ vật liệu mềm.
  • Khám sức khỏe định kì cũng là giải pháp tốt để bảo vệ sức khỏe của bạn. Đồng thời tầm soát, phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời, dứt điểm.

 

Khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm, cách phòng tránh và hiệu quả xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh.

Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi, đội ngũ nhân viên của Nhà thuốc Bắc Song Hương sẽ tận tình tư vấn, hỗ trợ bạn:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG