Bách khoa

Bật mí những loại củ quả hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

Khi mà nền y học chưa phát triển, những bài thuốc dân gian được lưu truyền trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là các loại trái cây. Bài thuốc này mang lại những hiệu quả vô cùng bất ngờ trong việc điều trị bệnh mề đay.

Trái vải

Vải là một loại trái cây quen thuộc trong mùa hè được rất nhiều người ưa thích. Trong cùi quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại vitamin A, B, C, chất đường và khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Không những thế, quả vải còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Vải thường được dùng để trị mụn nhọt, chữa đau răng, chữa nấc, nổi mề đay, chữa nôn,… rất hiệu quả.

Trái vải có tác dụng giảm mề đay

Khi bị nổi mề đay, các bạn có thể dùng bài thuốc từ quả vải bằng cách: lấy quả vải khô cùng với đường đỏ đem sắc nước uống hàng ngày. Cách này có tác dụng chữa nổi mồ đay trên da rất tốt.

Quả khế

Cũng như quả vải, khế cũng là loại quả có nhiều giá trị đối với con người. Thông thường, khế được dùng để chế biến kèm rất nhiều món ăn mang lại mùi vị đặc trưng tạo sự ngon miệng. Thành phần vitamin C dồi dào có trong quả khế còn có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Lá khế được dùng để chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả trong dân gian. Bên cạnh đó, quả khế cũng được sử dụng chữa bệnh này rấ hiệu quả cao, an toàn, tiết kiệm. Thực hiện như sau:

  • Trái khế rửa sạch sau đó giã nát
  • Thêm một ít nước sau đó đun sôi khoảng 3 – 5 phút
  • Dùng nước này lau lên người 2 – 3 lần mỗi ngày

Quả đu đủ

Trong quả đu đủ chín có chứa một loại emzymes có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên lành tính, giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh nhất, làm dứt điểm cơn ngứa do dị ứng thời tiết hay thực phẩm gây ra.

Bài thuốc trị nổi mề đay hiệu quả từ đu đủ

Cách thực hiện bài thuốc này tuy ít tốn kém nhưng hiệu quả nhất trong các cách trị nổi mề đay dân gian.

  • Chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, chọn những trái đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
  • Thực hiện: Lấy đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra. Bài thuốc này có thể sử dụng vào buổi sáng và chiều sẽ rất có tác dụng trong việc giảm những cơn ngứa khó chịu của bệnh.

Quả gừng

Kết hợp với giấm và đu đủ

Cảm giác khó chịu, ngứa, sưng tấy khắp cơ thể sẽ được loại bỏ nếu bạn sử dụng món ăn này ngày 3 -4 lần mỗi ngày, duy trì khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy mề đay bắt đầu biến mất hoàn toàn.

Nguyên liệu cần dùng: 15g gừng, 100g đu đủ, 100ml giấm ăn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu trước khi sử dụng, gừng rửa sạch đất, cạo vỏ, thái sợi nhỏ; đu đủ bỏ vỏ và hạt sau đó rửa nước, thái thành miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun với lửa nhỏ cho đến khi giấm cạn thì tắt bếp
  • Bước 3: Món ăn sẽ có vị hơi khó nuốt đối với một số người, nhưng hãy chịu khó vì nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những khó chịu mà mề đay gây ra.

Gừng nấu với đường thẻ

Hỗn hợp nước gừng và đường thẻ

Công thức thực hiện như sau:

  • Bước 1: lấy 50g gừng tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.
  • Bước 2: cho gừng và 100g đường thẻ vào nồi chứa 300ml nước.
  • Bước 3: Nấu hỗn hợp trên với lửa nhỏ, đợi đến khi trong nồi còn khoảng 50ml thì tắt bếp. Đợi nguội và uống chúng.

Sử dụng bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi ngày, bệnh mề đay sẽ được cải thiện nhanh chóng. Nên ăn cả bã để có công dụng tốt hơn.

Gừng làm thuốc bôi

Bạn có thể dùng gừng bôi ngoài da. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch gừng rồi thái sợi nhỏ, bỏ vào nồi.
  • Cho thêm 1 muỗng đường và 1 muỗng giấm ăn.
  • Cho tiếp khoảng 4 – 5 muỗng nước, nấu sôi 3 – 5 phút rồi để lửa nhỏ.
  • Để nước cạn khoảng 1/3 thì tắt bếp.
  • Đợi nguội dùng vải mềm chấm thuốc bôi lên vùng da bị mề đay sẽ làm dịu ngay cơn ngứa và nóng rát.

Mướp đắng

Theo đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và chữa nhiều bệnh như: các chứng sinh nhiệt, nhuận tràng, nhiễm độc tố, tăng khả năng chữa bệnh, trị chứng rôm sảy…

Với những đặc tính nói trên của mướp đắng, có thể thấy đây là loại cây phù hợp với việc chữa trị bệnh mề đay. Vì nó có tính hàn, có thể thanh nhiệt giải độc và làm biến mất những triệu chứng của mề đay dị ứng. Bạn có thể dùng 1 trong 3 cách sau hoặc áp dụng cả 3 cách sau đây:

Phương pháp bôi

Nước từ quả mướp đắng hỗ trợ điều trị mề đay

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mướp đắng, lá cây mướp, cây cải dầu cùng mật cá trắm đen.
  • Lá mướp và lá mướp đắng rửa sạch, phơi cho quắt lại rồi đem xắt nhuyễn, nghiền thành bột.
  • Mật cá trắm và cây cải dầu đem trộn với bột nói trên, tất cả tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da bị mẩn ngứa mề đay.

Nấu nước tắm

Lấy 3 quả mướp đắng xay nhuyễn rồi pha với nước. Tắm hàng ngày cho đến khi những vết mẩn đổ biến mất. Sau khi hết cũng có thể tắm để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chế biến món ăn 

  • Chuẩn bị 1 quả tim lợn, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g và gia vị.
  • Sơ chế nguyên liệu, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Gạo đem nấu thành cháo, cho tim heo và khổ qua đã bằm nhỏ vào, cho rau muống và nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Ăn 2 – 3 lần mỗi ngày để chữa bệnh mề đay.

Lưu tâm chế độ ăn uống bổ dưỡng là điều cần thiết cho người bị mề đay

Với những cách trên bạn đã biết thêm phương pháp hay, tiện lợi để chữa dị ứng mề đay hiệu quả. Hy vọng với những gợi ý này, người bệnh sẽ không phải gặp rắc rối khi tìm phương pháp chữa bệnh này.

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG