Bách khoa

Những loại lá thuốc Nam trị mề đay hiệu quả

Trong tự nhiên chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều loại lá có khả năng giúp khỏi bệnh mề đay hiệu quả. Để biết được chúng có tác dụng gì như thế nào và hiệu quả ra sao. Cùng nhau tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Lá trầu không

Theo nghiên cứu của Đông y thì lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng, tính ấm có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và sát trùng rất tốt. Các hoạt chất có chứa trong lá trầu không như: chất xơ, chất béo, protein, vitamin, đặc biệt là tinh dầu, chất tanin,… có hoạt tính giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn, nấm, chữa lành vết thương nhanh chóng.

Vì vậy, nó được nhiều người sử dụng trong việc chữa trị các bệnh như: mề đay, nấm tay chân,…

Lá trầu không chữa bệnh da liễu rất tốt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không
  • Ngâm lá trầu 15 phút với nước muối loãng, rồi vớt ra
  • Cho lá trầu vào nồi, đổ thêm 3 – 4 lít nước sạch
  • Nấu lá trầu với nước cho sôi khoảng 5 – 10 phút, tắt bếp

Cách chữa trị: Lấy nồi nước đã nấu pha thêm nước sạch cho ấm vừa đủ để tắm.

Chú ý: Nhớ tắm kỹ phần bị nổi mề đay, sau khi tắm sử dụng khăn mềm sạch lau khô toàn thân. Chúng ta nên thực hiện phương pháp này hàng ngày để đạt được hiệu quả cao.

Lá tía tô

Giã lá tía tô đắp trực tiếp lên da

Lá tía tô khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ làm giảm cảm giác ngứa rất hiệu quả, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy mát và rất dễ chịu. Đắp mỗi ngày 2– 3 lần, mỗi lần đắp khoảng 20 – 30 phút để các chất trong lá tía tô có thời gian thấm vào bên trong, tiêu diệt vi rút gây mề đay.

Giã lá tía tô đắp lên cùng da bị mề đay

Xông hơi bằng lá tía tô

Nấu lá tía tô với nước cho đến khi sôi, lấy chăn trùm kín người và nồi nước xông để tinh dầu theo hơi nước thấm vào cơ thể, giúp điều trị mề đay. Nên xông liên tục mỗi ngày một lần cho đến khi hết bệnh.

Lá bạc hà

Theo các nghiên cứu hiện đại lá bạc hà có nhiều tinh dầu mentol và các hợp chất hóa học như limonen, camphen có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn chuyên trị dị ứng ngoài da, các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa.

Cách dùng: Lá cây bạc hà đem rửa sạch, vò nát rồi pha với nước. Dùng khăn bông sạch, mềm thấm nước lá bạc hà và thoa đều lên vùng da bị bệnh. Thoa nhẹ nhàng để vùng da mề đay không bị trầy xước, tổn thương sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Lá kinh giới

Theo Đông y, lá cây này thuộc họ Hoa môi, là một loại rau thơm và cũng là một loài cây thuốc, nó có mùi thơm, vị cay và ấm nên có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, lợi tiểu, khử độc tố thích hợp cho việc trị mề đay.

Chà trực tiếp lá kinh giới lên da

Đối với cách này, người bệnh chỉ cần thực hiện những bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Ngâm lá kinh giới với một ít muối rồi sau đó rửa sạch, để ráo nước
  • Bước 2: Tách khỏi cành sau đó vò hơi nát để khi chà lên da sẽ nhanh và đỡ đau hơn
  • Bước 3: Chà xát trực tiếp lá kinh giới lên da khoảng 20 – 30 phút sau đó dùng khăn đã giặt với nước ấm, vắt ráo để lau sạch.

Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần trở lên, sau 2 – 4 ngày thì mề đay, mẩn ngứa sẽ hoàn toàn biến mất.

Xông hơi với lá kinh giới

Chuẩn bị nguyên liệu xông hơi lá kinh giới trị mề đay

Nhiều người cho rằng, khi bị mề đay không nên tiếp xúc với nước vì nó dễ dàng khiến bệnh khó chữa trị hơn. Thế nhưng, theo các bác sĩ, bệnh nhân vẫn nên tắm với nước ấm để giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ. Đồng thời xông hơi với các vị thuốc sẽ làm bệnh nhanh bớt hơn, xông hơi với lá kinh giới bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

Thực hiện:

  • Nếu hỗn hợp các nguyên liệu trên với nước sạch cho đến khi sôi
  • Dùng một chiếc chăn mỏng phủ kín người để xông (hạn chế hơi thoát ra ngoài)
  • Xông cho đến khi nước có dấu hiệu nguội
  • Lau sạch người bằng khăn mềm sau khi xông

Uống nước lá kinh giới

Thông thường lá kinh giới sẽ được kết hợp với một vài vị thuốc như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Cát căn, Bạc hà, Cam thảo, Thuyền thoái để sắc thành thuốc uống. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dược liệu thì người bệnh có thể nấu lá kinh giới làm nước uống thông thường.

Hiệu quả sẽ không cao bằng việc kết hợp các vị thuốc, nhưng tác dụng chữa bệnh cũng rất tốt.

Lá khế 

  • Lá khế có khả năng chống dị ứng rất hiệu quả
  • Trong lá khế có các nhóm chứa chất flavonoid, toàn phần 1,17% và saponozid toàn phần là 0,93%.
  • Ngoài ra acid hữu cơ, tanin, muối canxi là một trong những thành phần nổi bật.
  • Bên cạnh đó, các vitamin A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, P 03mg và C 32mg tạo ra nhiều lợi ích, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Một trong những bài thuốc dân gian chữa mề đay quen thuộc của người xưa là dùng lá khế và sử dụng nó bằng nhiều cách khác nhau.

Nấu nước uống

Uống nước lá khế trị mề đay

Bạn chỉ cần dùng vài lá khế, rửa sạch, vò nát rồi đem nấu với lượng nước vừa đủ. Uống chúng thay nước lọc trong vòng vài ngày sẽ giảm mề đay rõ rệt.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá, vỏ, rễ của cây khế rửa sạch một lượng bằng nhau rồi cho vào ấm sắc uống. cách này cũng khá hiệu quả đối với bệnh mề đay. Chỉ cần 2 – 4 ngày tùy theo mức độ bệnh. Bạn có thể tham khảo cách dùng sau đây:

  • Hái một nắm lá khế và dùng một ít vỏ cây khế rửa sạch
  • Đun sôi với 3 lít nước
  • Để ấm để uống dễ hơn
  • Uống 4 – 6 lần mỗi ngày2. 

Rang lá khế đắp lên da

Bạn lấy một nắm lá khế tươi đem rửa sạch, rồi để ráo nước. Sau đó, bạn bắt chảo lên bếp, đợi chảo nóng lên rồi cho lá khế vào rang ở nhiệt độ vừa phải. Điều này sẽ tránh làm da bạn bị bỏng khi đắp lên.

Lúc thấy lá bắt đầu héo thì tắt lửa, lấy chà xát lên vùng da bị ngứa do mề đay gây ra. Lưu ý: Bạn nên để lá nguội bớt rồi hãy chà trực tiếp lên da, bởi vì nếu không sẽ dễ bị bỏng.

Rau muống

Bạn có thể tham khảo 2 cách sau:

Chà trực tiếp lên vùng bị mề đay

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa rau muống sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun khoảng 1,5 lít nước cho đến khi sôi bỏ rau muống vào.
  • Bước 3: Nấu cho thật kĩ, rồi tắt bếp để nước nguội đến khi còn hơi ấm.
  • Bước 4: Dùng nước đã lọc ra, rửa vào vùng bị mề đay.

Lưu ý: Cần vệ sinh thật kĩ trước khi lau bằng nước rau muống. Đợi khô khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa một lần nữa với nước sạch. Kiên trì thực hiện tuần 2 đến 3 lần để đạt kết quả tốt nhất.

Rau muống giúp trị mề đay hiệu quả

Nấu lấy nước uống

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu và rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sau đó đổ nước ngập và đun sôi.
  • Bước 3: Đun nhỏ lửa khi đã sôi, để cho ấm uống trong ngày. Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Lá riềng

Lá riềng có tính nóng vì thế bạn không nên trực tiếp chà xát lên cơ thể để điều trị mề đay mà phải nấu với nước. Cụ thể như sau:

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn làm theo 6 bước sau:

  • Bước 1: Lấy nắm lá giềng đã chuẩn bị, cọ sạch phần lông bám ở lá, ngâm qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám dính.
  • Bước 2: Cho lá riềng vào nồi đun lấy nước.
  • Bước 3: Pha nước lá riềng thành nước ấm để tắm.
  • Bước 4: Lấy khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể của bạn, lưu ý lau nhẹ vào vị trí bị mề đay để tránh cọ xát gây tổn thương.
  • Bước 5: Khi tắm xong thì nên tắm lại bằng nước trắng đun sôi để nguội.
  • Bước 6: Lau người lại một lần nữa thật nhẹ nhàng, lau cho khô và mặc quần áo thật nhanh để giữ ấm cho cơ thể.

Cứ kiên trì tắm khoảng 2-3 lần/tuần liên tiếp, tình trạng mẩn đỏ, ngứa sẽ giảm hẳn giúp bạn tự tin và không còn phiền toái.

Tắm lá riềng trị mề đay

Cây đinh lăng

Chỉ cần vài bước thực hiện vô cùng đơn giản sau đây, bạn đã nhanh chóng có ngay bí quyết chữa trị bệnh mề đay ngay tức khắc.

Uống nước lá đinh lăng

Hiện tại, có khá nhiều người sử dụng nó để nấu nước uống hàng ngày để giải độc cơ thể, làm mát gan, chữa suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nhiều nước lá đinh lăng mỗi ngày, điều này sẽ cho tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá đinh lăng khô (80g), nước lọc (500ml).
  • Bước 2: Đem lá sắc với nước trong lửa nhỏ cho đến khi nước cô lại còn khoảng 250ml rồi chắt ra bát nhỏ.
  • Bước 3: Chia nước lá làm 2 lần uống mỗi ngày.

Sau khoảng 3 – 4 lần sắc nước lá uống, bạn sẽ nhận thấy bệnh mề đay nhanh chóng giảm hẳn.

Rau răm

Cũng như các loại lá cây khác, để thực hiện phương pháp này bạn cần thực hiện như sau:

Cách làm:

  • Bước 1: Rau răm nhặt lá rồi rửa sạch để khô
  • Bước 2: Cho rau răm và một ít muối giã nhuyễn
  • Bước 3: Vệ sinh vùng bị mề đay sạch sẽ, lau khô
  • Bước 4: Chà nguyên liệu đã được giã nhuyễn lên vùng bị mề đay, để khô khoảng 3 đến 5 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Dùng rau răm chà lên trực tiếp lên da bị mề đay

Kiên trì thực hiện tuần 2 lần để đạt kết quả tốt nhất, nếu cảm thấy rát nóng lập tức giảm liều lượng hoặc dừng ngay.

Cây chút chít (cây lưỡi bò)

Theo nghiên cứu, chút chít có vị đắng và tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện, sát khuẩn. Người ta hay dùng lá và rễ cây chút chít đun nước tắm trị ghẻ ngứa, lá non còn được dùng làm rau ăn.

Cây chút chít được dùng để chữa mẩn ngứa, mụn nhọt sưng đau, trị ngứa do nhiễm trùng, mụn trứng cá và ghẻ, hắc lào, vảy nến, xuất huyết do dị ứng, viêm da, lát,…

Thực hiện theo cách sau:

  • Dùng cành lá chút chít nấu nước ngâm rửa các vùng bị mẩn ngứa, mề đay khi còn ấm.
  • Có thể ngâm củ chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi.
  • Nếu có cây tươi thì dùng cành, lá hoặc củ chà xát trực tiếp lên các vùng da bị ngứa, mề đay cũng rất hiệu nghiệm.

>> Xem thêm: Vảy con tê tê có tác dụng gì đối với bệnh mề đay? 

Cây sài đất

Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, sưng vú, rôm sẩy, giải độc, mát máu.

Sài đất thường được dùng làm các bài thuốc chữa các bệnh như: cảm mạo, sốt, viêm họng, tăng huyết áp, phòng sởi, mụn nhọt, dị ứng, mề đay, lở loét, chàm, viêm nhiễm.

Cây sài đất chữa được rất nhiều loại bệnh

Cách thực hiện:

Sài đất 30g, lá kim ngân hoa 15g, khúc khắc 10g ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc có thể dùng sài đất giã nát, đắp lên vùng bị mẩn ngứa, mề đay rất tốt.

Cây cỏ mực

Là loại thuốc dân gian được ông bà ta duy trì bao đời nay, cách làm lại vô cùng đơn giản, chắc chắn những bài thuốc dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng.

Đắp cây cỏ mực

Cây cỏ mực được giã nát sẽ đem lại kết quả không ngờ cho da, vết mẩn đỏ, ngứa rát của bệnh mề đay sẽ dần biến mất. Thêm tính sát khuẩn, kháng viêm từ muối sẽ loại bỏ các vi khuẩn khiến cho làn da của bạn được sạch sẽ.

Cỏ mực là phương thuốc trị mề đay hiệu quả

Nguyên liệu: 100g cây nhọ nồi (cỏ mực), ½ muỗng muối nhỏ.

Cách làm: Cây cỏ mực rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã (hoặc xay nhuyễn) cùng 1 ít muối, sẽ tạo ra một hỗn hợp sền sệt. Đắp lên vùng da bị mề đay, để khoảng 30 phút và rửa sạch.

Bài thuốc này bạn có thể thực hiện ngày 2-3 lần, nhanh chóng làm dịu da, đưa lại cho bạn cảm giác dễ chịu. 

Nước sắc từ cây cỏ mực

Vốn dĩ cây cỏ mực đã có tác dụng điều hòa nhiệt độ, giải nhiệt giúp thanh lọc cơ thể. Lá đông sương cũng là loại lá làm mát cơ thể rất tốt, lại mang nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Lá huyết dụ làm mát máu huyết, tán ứ định thống lại có vị ngọt dễ uống.

Nguyên liệu: Cây cỏ mực 50g, lá khế 20g, lá huyết dụ 20g, cam thảo 10g, 1 lít nước sạch.

Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu mua được đem rửa sạch, bỏ chung vảo nồi và nấu sôi trong 15 phút để tinh chất bổ dưỡng từ các loại thảo dược tiết ra nước. Đến khi nước còn khoảng nửa lít thì bắc xuống.

Để nước bớt nóng và uống liền, có thể chia làm 2 lần uống dần. 

Cây đơn đỏ

Đông y nói rằng nguyên nhân của bệnh dị ứng, mề đay là do huyết nhiệt và nhiệt độc gây ra. Vì vậy muốn chữa bệnh này dứt điểm thì phải hạ nhiệt, giải độc máu. Nhận thấy cây đơn đỏ có tính mát, thanh nhiệt, giải độc… là loại cây có những đặc tính phù hợp cho việc chữa trị bệnh dị ứng, nổi mề đay. Bạn có thể thực hiện bằng 1 trong những cách sau:

  • Lá đơn đỏ tươi lấy khoảng 10g, băm nhỏ, sắc với 400ml nước, khi còn 100ml thì tắt bếp. Uống 2 lần mỗi ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng lá đơn đỏ để đun nước tắm kết hợp với uống. Tắm hàng ngày để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Cây chó đẻ

Tương tự như nhiều phương pháp điều trị bằng các loại thảo mộc tự nhiên, hiệu quả của cây chó đẻ đối với mề đay và một số vấn đề ngoài da khác cũng khá tích cực. Tuy nhiên tùy cơ địa của từng người mà hiệu quả của cây chó đẻ khi sử dụng cũng sẽ khác nhau.

Cây chó đẻ là một trong những phương thuốc từ tự nhiên lành tính

Thực hiện: Cây chó đẻ đem rửa sạch, để ráo nước. Trước khi thực hiện cần vệ sinh vùng da đang nổi mề đay bằng nước sạch, sau đó giã nát cây chó đẻ đã chuẩn bị cho nhuyễn. Đắp lên vùng da bị mề đay để giảm ngứa và các triệu chứng mề đay.

Trên đây là những gợi ý về cách chữa dị ứng mề đay bằng các loại cây thuốc Nam, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong trường hợp bản thân hoặc những người trong gia đình. Mọi thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi qua:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG