Học thuyết kinh lạc - những điều cần biết
Học thuyết kinh lạc là hệ thống báo bệnh tật trong cơ thể, kinh lạc có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đồng thời tình trạng hoạt động của kinh lạc cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe của cơ thể. Kinh lạc ứ tắc, ắt dẫn đến khí huyết không lưu thông và xuất hiện các bệnh tình liên quan, ứ tắc lâu ngày sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ KINH LẠC
II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC TRONG CƠ THỂ
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
Tay:
- 3 kinh âm
- Thủ thái ấm phế
- Thủ thiếu âm tâm
- Thủ quyết âm tâm bào lạc
- 3 kinh dương
- Thủ thái dương tiểu trưởng
- Thủ thiếu dương tam tiêu
- Thủ dương minh đại trường
Chân:
- 3 kinh âm
- Túc thái âm tỳ
- Túc thiếu âm thận
- Túc quyết âm can
- 3 kinh dương
- Túc thái dương bàng quang
- Túc thiếu dương đởm
- Túc dương minh vị.
BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH
Kinh chính | Đường tuần hành | Biểu hiện bệnh lý | Tác dụng chữa bệnh | ||
Kinh Bệnh | Tạng Phủ Bệnh Chứng | ||||
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt) | Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm | Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn | Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét | Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ | |
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt) | Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm | Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau | Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng | Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột | |
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt) | Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm | Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng | Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước. Vị hàn : đầy bụng, ăn ít | Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh | |
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt) | mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm | người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo | bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông | bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu | |
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt) | Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm | Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau | Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức, thực : phát cuồng hư : hay sợ hãi | Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần | |
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt) | Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm | Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau | Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau | Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh | |
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt) | Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm | Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi | Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông | Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần | |
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt) | Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm | Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng | Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng | Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế | |
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt) | Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm | Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng | Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê | Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần | |
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt) | Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm | Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động | Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù | Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần | |
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt) | Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm | Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động | Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn | Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần | |
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt) | Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm | Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm | Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy | Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn |
2.1.2. Tám kinh mạch phụ
- Nhâm mạch
- Âm duy mạch
- Đốc mạch
- Dương duy mạch
- Xung mạch
- Âm kiểu mạch
- Đới mạch
- Dương kiểu mạch
2.1.3. Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc.
- 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
- 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ phủ tạng.
- 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
- Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
- Phù lạc: từu tôn lạc nổi ở ngoài da.
2.2. Huyệt
Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).
2.3. Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.
III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng. Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang… Ngoài ta người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi cảu các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực cảu phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
3.4. Về chữa bệnh Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.
Thí dụ:
- Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
- Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu. Kinh lạc ổn định, sức khỏe hôn, kinh lạc bất định sức khỏe biến động. Vì vậy hãy biết cách điều hòa kinh lạc để giúp cơ thể hoạt đọng tốt hơn mỗi ngày.