Bách khoa

Chữa trị mụn cóc tại nhà cho trẻ: các bà mẹ cần lưu ý!

Bạn đang là một bà mẹ có con bị mụn cóc và đang tìm kiếm một phương pháp chữa trị tốt nhất cho bé? Bạn muốn hiểu hơn về bệnh lý này và bảo vệ con mình một cách tốt nhất? Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn thông qua những chia sẻ bổ ích dưới đây!

Mụn cóc ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu

Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, chỉ cần không cẩn thận để da có vết thương hở, vết trầy xước tiếp xúc với virus HPV. Đặc biệt ở trẻ em - độ tuổi chưa nhận thức được đâu là môi trường an toàn, còn đâu là nơi nguy hiểm.

Mụn cóc ở trẻ khiến mẹ lo lắng (Ảnh minh họa)

Theo đó, nguyên nhân phổ biến gây mụn cóc ở trẻ thường là:

  • Các bé tỏ ra vô cùng thích thú với những vị trí đất cát, bụi bẩn, thường xuyên đi chân trần, tiếp xúc với môi trường ẩm… tạo điều kiện cho HPV xâm nhập.
  • Việc mẹ vệ sinh cá nhân cho bé không đảm bảo; cho bé dùng chung khăn tắm, quần áo với người khác;
  • Một số trường hợp là do di truyền hoặc lây lan từ người khác.

Trẻ thích nghịch phá nơi có đất cát tạo điều kiện để HPV xâm nhập (Ảnh minh họa)

Mụn cóc với những nốt sần sùi trên da sẽ gây khó chịu, đau đớn cho trẻ khi nó mọc ở lòng bàn tay, bàn chân hay những bộ phận khác trên cơ thể mà dễ bị va chạm thường xuyên.

Do mụn cóc rất “ưa thích” trẻ nhỏ nên việc cha mẹ cần làm là trang bị cho mình kiến thức để biết được cách phòng và trị bệnh tốt nhất cho trẻ nhà mình. Cụ thể như:

  • Khoảng 10 – 20% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời.
  • So với các bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • 12 – 16 tuổi là độ tuổi bé dễ bị mụn cóc nhất.
  • Mặc dù mụn cóc dễ lây lan nhưng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé.
  • Ngoại trừ thai nhi, còn lại ở bất cứ độ tuổi nào, bé cũng có nguy cơ bị mụn cóc.

Có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ ngay tại nhà?

Để tiết kiệm chi phí, chữa ngay tại nhà cho trẻ là lựa chọn của nhiều ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, do không có sự tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ cũng như không có cơ sở khoa học nào chứng minh phương pháp được chọn là đúng, phụ huynh cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn. Và trong trường hợp mụn trị mãi không khỏi mà còn nhiễm trùng, phát tán rộng thì phải đưa trẻ đến các sơ sở y tế để khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây:

Dùng tỏi

Tỏi trị được mụn cóc nhờ hoạt tính Azooene, diallil-trisulfide, dianllil disulfide, allicin cùng hoạt chất lưu huỳnh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêmtiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng như sát trùng. Những hoạt chất trên không chỉ làm xẹp mụn cóc khá hiệu quả mà còn giúp tái tạo tế bào mới trên da.

Dùng tỏi đắp lên vết mụn cóc (Ảnh minh họa)

Cách thực hiện đơn giản nhất là vệ sinh sạch nốt mụn trên da của trẻ bằng nước muối rồi lau khô. Sau đó giã nát một nhánh tỏi đắp lên từ 20-30 phút rồi lấy ra, vệ sinh lại vùng da bị mụn. Thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày.

Dùng nha đam

Nha đam chứa axit malic có công dụng bào mòn tế bào chết do mụn cóc gây ra đồng thời tiêu diệt vi khuẩn.

Nguyên liệu cần có là một nhánh nha đam, đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ lấy phần thịt bôi gel này lên vùng da bị mụn cóc của trẻ, để yên trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Mẹ cũng có thể dùng nha đam bôi cho bé (Ảnh minh họa)

Dùng lá tía tô

Theo một số tài liệu y khoa đã chứng minh, lá tía tô có chứa perila aldehyde và limonene - là hai chất có khả năng điều hòa, bài tiết da đồng thời ức chế vi khuẩn phát triển.

Cách thực hiện: lấy 200g lá tía tô đem rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi dùng nước cốt chấm lên vùng da của trẻ bị mụn cóc, kiên trì thực hiện trong 3 tuần mỗi ngày một lần sẽ cho kết quả như mong muốn.

 

Lá tía tô giã nhuyễn bôi lên mụn (Ảnh minh họa)

Vài điều mẹ cần lưu ý

Để khỏi bệnh mụn cóc an toàn, hiệu quả cho bé, mẹ cần lưu ý:

  • Không cho trẻ ăn: các thực phẩm nóng (đồ cay, đồ chiên xào…); rau muống; thịt gà; trứng. Đây là nhóm chứa chất có thể gây bung mủ, khó lành sẹo.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày cho bé, đặc biệt lưu ý đến vùng da bị mụn.
  • Không tự ý cắt hay cạy mụn vì dễ gây nhiễm trùng.
  • Không để trẻ mặc đồ bó sát cơ thể, quần áo cà vào nốt mụn có thể gây bong, nhiễm trùng.
  • Không cho trẻ đi chân trần.

Mẹ cần tích lũy những kinh nghiệm bổ ích (Ảnh minh họa)

Như đã nói ở trên, chữa trị cho trẻ ngay tại nhà là điều mà phụ huynh nên cân nhắc. Mặc dù tiết kiệm được chi phí nhưng các bà mẹ phải thật sự kiên trì, theo dõi kỹ tiến triển bệnh để kịp thời xử lý những rủi ro ngoài ý muốn. Và chúng chỉ áp dụng được trong trường hợp mụn lành tính.

Theo đó, lời khuyên mà chúng tôi dành cho các ông bố, bà mẹ là tốt nhất, hãy đưa con đến cơ sở y tế nếu thấy mụn quá lâu không khỏi hoặc có dấu hiệu phát tán trên da của bé.

Cần được tư vấn, hướng dẫn tận tình hơn, bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi tại:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG