Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi bị mụn cóc
Nếu bạn đang mang thai và có xuất hiện mụn cóc trên cơ thể, đừng quá lo lắng. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn những vấn đề cần lưu ý khi bị mụn cóc, có thể làm theo tại nhà chỉ bằng những bước đơn giản.
Dùng dược liệu thiên nhiên sẵn có tại nhà
Về vấn đề bị mụn cóc trong quá trình mang thai không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé, nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng, hãy áp dụng một trong số cách sau đây:
Dùng lá tía tô
Rửa sạch rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá. Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.
Trị mụn cóc cho mẹ bầu bằng lá tía tô (Ảnh minh họa)
Giấm táo
Axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và “mài mòn” mụn cóc. Bạn cần kiên trì thoa giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 - 4 lần mỗi ngày.
Ngâm nước nóng
Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nên ngâm trong nước nóng để hỗ trợ điều trị mụn cóc (Ảnh minh họa)
Tỏi
Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HPV hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng da có mụn cóc. Giữ trong vòng 2 - 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.
Vỏ chuối
Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ lên những nốt mụn cóc, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.
Dùng lá trầu không
Cách chữa này đã được lưu truyền từ nhiều đời, đến nay vẫn được áp dụng ở nhiều địa phương. Trước khi thực hiện người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh bằng xà phòng, rửa thêm bằng nước muối. Sau đó dùng kim khâu và dao lam được khử trùng qua cồn 90 độ khoét xung quanh nhân mụn rồi chấm vôi ăn trầu vào nốt mụn, để khô. Cách trị này có thể gây xót, đau nhưng khả năng tái phát thấp do virus đã bị tiêu diệt.
Bà bầu có nên trị mụn cóc bằng cách tiểu phẫu hay dùng tia lazer?
Nếu chọn giải pháp này thì chắc hẳn rằng sẽ nhanh chóng hơn so với cách sử dụng các dược liệu tại nhà. Nhưng đó là đối với người có thể trạng bình thường, còn riêng đối với phụ nữ mang thai thì không nên điều trị mụn cóc bằng tiễu phẫu hay tia lazer. Vì khi dùng cách này sẽ có dùng thêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ sau khi phẫu thuật, mà mọi người cũng biết là phụ nữ mang thai hạn chế dùng kháng sinh vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tốt của thai nhi.
Cách tốt nhất là nên đến các địa chỉ uy tín để được thăm khám cụ thể nhất. Từ đó họ sẽ đưa ra một số cách chữa trị mụn cóc thích hợp với cơ địa khi mang thai của phụ nữ. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, cần thời gian để phát huy công dụng của thuốc nên các bạn không nên quá căng thẳng, vẫn sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để tốt cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai có mụn cóc tốt nhất nên gặp bác sĩ để có chẩn đoán cụ thể (Ảnh minh họa)
Trên đây là những mẹo chữa bệnh mụn cóc cho phụ nữ mang thai, cũng như là lời khuyên các mẹ không nên sử dụng biện pháp tiểu phẫu, để không phải ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, chúc các mẹ thành công.
NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG
- Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Thôn Kế Xuyên, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Điện thoại: 0971.820.882 0898.216.266 0903 581 114 | 0914 33 44 50 | 01677 181 181 | 0235 3 873 045
- Website: www.thuocnambac.com
- Email: thuocbacsonghuong@gmail.com